Kinh doanh

Cổ phiếu ngân hàng tuần qua: TPB chạm mức thấp nhất 9 tháng, khối ngoại tiếp tục gom HDB sau thông tin điều chỉnh room

Cổ phiếu TPB giảm mạnh nhất ngành tuần qua, xuống còn 29.700 đồng/cp, mức thấp nhất trong 9 tháng. Cổ phiếu HDB được khối ngoại mua ròng tuần thứ 3 liên tiếp, trước thông tin điều chỉnh tỷ lệ sở hữu nước ngoài.
08-06-2022 Cổ phiếu ngân hàng bật tăng mạnh mẽ, STB, SHB và LPB tăng kịch trần
07-06-2022 Cổ phiếu ngân hàng đang ở mức định giá hấp dẫn, lợi nhuận ngành dự kiến tăng 29% trong năm 2022
06-06-2022 Cổ phiếu ngân hàng tiếp tục điều chỉnh, VCB ngược dòng toàn ngành tăng gần 3%
9160abc8c4fc05a25ced-20220611162344254.j

Hội sở ngân hàng TPBank. (Ảnh: Lê Huy).

12/27 mã tăng giá, TPB xuống mức thấp nhất 10 tháng

Tuần qua (6/6 - 10/6), nhóm cổ phiếu ngân hàng diễn biến phân hóa với 12/27 mã tăng giá và 15 mã giảm giá.

Cụ thể, cổ phiếu dẫn đầu về tăng giá trong tuần qua là TCB với mức tăng 4,1%, kết tuần tại mức 37.950 đồng/cp. TCB cũng là mã đóng góp tích cực nhất cho VN-Index trong tuần (góp tăng 2,21 điểm).

Xếp sau đó là 3 mã STB, BVB và LPB cùng tăng 3,5%. Một số mã ngân hàng có vốn hóa lớn như VCB, MBB và VPB kết tuần trong sắc xanh, song mức tăng đều chỉ dưới mức 1%.

Ở chiều ngược lại, TPB giảm mạnh nhất toàn ngành (-6,8%), xuống còn 29.700 đồng/cp, trước áp lực bán đến từ khối ngoại. Trái ngược với TCB, TPB là mã ảnh hưởng tiêu cực thứ hai tới VN-Index trong tuần, chỉ sau FPT. Bên cạnh đó, đây cũng là vùng giá thấp nhất của cổ phiếu TPB kể từ tháng 9 năm ngoái.

gia-edit-20220611153654717.png?width=700

(Nguồn: Lê Huy tổng hợp).

Thanh khoản của nhóm cổ phiếu ngân hàng đi ngang so với tuần trước đó. Cụ thể, tuần qua hơn 472 triệu cổ phiếu được trao tay giữa các nhà đầu tư, tăng nhẹ 2%. Giá trị giao dịch vẫn duy trì ở mức 11.783 tỷ đồng, nhỉnh hơn tuần trước gần 60 tỷ đồng.

Trong đó, STB đã quay trở lại vị trí đứng đầu về thanh khoản với khối lượng giao dịch đạt gần 90 triệu đơn vị, tăng 21% so với tuần trước đó, tương đương với giá trị giao dịch đạt 1.914 tỷ đồng. Xếp sau đó là SHB với gần 79 triệu cổ phiếu.

Ngoài VPB với 57 triệu cp, không còn cổ phiếu ngân hàng nào khác có giá trị giao dịch đạt trên 50 triệu đơn vị trong tuần. Thanh khoản của TCB, MBB và HDB dao động quanh vùng 35 -37 triệu cổ phiếu.

Các nhà đầu tư nước ngoài tiếp tục gom mua CTG và HDB với giá trị mua ròng lần lượt đạt 61 tỷ và 64 tỷ đồng. Mới đây, HDBank công bố thông tin điều chỉnh tỷ lệ sở hữu nhà đầu tư nước ngoài tối đa từ 21,5% xuống 18%. Thời gian điều chỉnh là 9/6. Đây là tuần thứ 3 liên tiếp cổ phiếu này được khối ngoại mua ròng.

Ngoài ra, còn có STB được mua ròng 44 tỷ đồng. Trong khi đó, TPB bị khối ngoại bán ròng 64 tỷ đồng.

Ở một diễn biến khác, khối tự doanh lại có xu hướng bán bớt cổ phiếu ngân hàng, bán ròng TCB, STB và VCB lần lượt ở là 65, 50 và 32 tỷ đồng, mặt khác mua ròng 29 tỷ đồng ACB.

kl-edit-20220611155553813.png?width=700

 (Nguồn: Lê Huy tổng hợp). 

Một số sự kiện ngân hàng nổi bật trong tuần

Agribank muốn thoái sạch vốn tại Tập đoàn Công nghệ CMC, ước thu về khoảng 177 tỷ đồng nếu giao dịch thành công. Thời gian thực hiện giao dịch dự kiến từ 29/6-28/7 bằng phương thức khớp lệnh.

SeABank bổ nhiệm ông Faussier Loic Michel Marc giữ chức vụ Phó Tổng Giám đốc Cao cấp kể từ ngày 20/6. Ông Faussier Loic Michel Marc đã có hơn 25 năm kinh nghiệm công tác tại nhiều vị trí quan trọng trong các Tổ chức tài chính, Ngân hàng lớn ở Pháp, Hong Kong và Nhật Bản.

Ngân hàng Quốc Dân đặt mục tiêu lợi nhuận trước phương án cơ cấu lại là 608 tỷ đồng, tăng 19,6% so với năm trước. Bên cạnh đó, ngân hàng sẽ trình phương án điều chỉnh giới hạn sở hữu của cổ đông ngoại về 8% (thay vì ngưỡng 30% như hiện tại).

Ngân hàng Nhà nước cho biết đang phối hợp với các bộ, ngành liên quan xem xét, trình cấp thẩm quyền phê duyệt phương án tăng vốn điều lệ cho các ngân hàng quốc doanh.

Theo báo cáo gửi đến đại biểu Quốc hội về một số nội dung liên quan đến nhóm vấn đề chất vấn tại kỳ họp thứ 3, trong 4 tháng đầu 2022, tổng số dư nợ xấu được xử lý đạt 54.800 tỷ đồng, phần lớn là khách hàng trả nợ (23.600 tỷ đồng, chiếm 43% tổng nợ xấu được xử lý). 

(Theo: http://vietnambiz.vn/co-phieu-ngan-hang-tuan-qua-2022611153915889.htm)
Cùng chuyên mục

Nhiều cơ hội cho gạo đặc sản Việt Nam thâm nhập vào thị trường Bắc Âu

Góc nhìn chuyên gia: Đỉnh của lạm phát thường là đáy của chứng khoán, nhà đầu tư cần bình tâm rồi mùa xuân sẽ về

Quy hoạch hiệu quả, thúc đẩy logistics khu vực ĐBSCL phát triển

Kiểm soát hoạt động môi giới bất động sản

Nhận định chứng khoán phái sinh phiên 21/6: Lùi về vùng quanh 1.200 điểm để kiểm tra cung cầu

Giám đốc điều hành DHL: Giá cước vận chuyển container có thể không bao giờ giảm xuống mức trước đại dịch

HSG rớt 70% từ đỉnh, HPG mất 22% từ sau cảnh báo của Chủ tịch Trần Đình Long

Cổ phiếu tâm điểm 21/6: GVR, DHC, DXS

Công ty riêng của Chủ tịch Lê Phước Vũ đăng ký bán sạch 17,7 triệu cổ phiếu HSG khi giá giảm 70% từ đỉnh

Giá cước vận tải biển có thể hạ nhiệt trong năm nay?