Kinh doanh

Chốt đầu tư công hơn 84.000 tỷ đồng làm ba cao tốc trọng điểm phía Nam

Tuyến Biên Hòa - Vũng Tàu sẽ hoàn thành đưa vào khai thác vào năm 2026; cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột và Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng cơ bản hoàn thành một số đoạn tuyến có lưu lượng giao thông lớn năm 2025, cơ bản hoàn thành toàn tuyến năm 2026 và hoàn thành đưa vào khai thác toàn tuyến năm 2027.

Sáng nay (16/6), Quốc hội đã chính thức thông qua chủ trương đầu tư giai đoạn 1 ba dự án đường bộ cao tốc là Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột, Biên Hòa - Vũng Tàu và Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng.

Cụ thể, cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột  dài 117,5 km, chia thành ba dự án thành phần theo hình thức đầu tư công với tổng mức đầu tư là 21.935 tỷ đồng.

Nghị quyết yêu cầu chuẩn bị đầu tư, thực hiện dự án từ năm 2022, cơ bản hoàn thành một số đoạn tuyến có lưu lượng giao thông lớn năm 2025, cơ bản hoàn thành toàn tuyến năm 2026 và hoàn thành đưa vào khai thác đồng bộ toàn dự án năm 2027.

bai-1-2-20220616114638255.png?width=700?

Ba dự án cao tốc phía Nam được Quốc hội thông qua với tổng mức đầu tư hơn 84.000 tỷ đồng. (Đồ họa: Justin Bùi).

Chủ trương đầu tư dự án đầu tư xây dựng đường bộ cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu cũng được thông qua với chiều dài 53,7 km, chia thành ba dự án thành phần theo hình thức đầu tư công. Sơ bộ tổng mức đầu tư của dự án là 17.837 tỷ đồng.

Về tiến độ, chuẩn bị đầu tư, thực hiện dự án từ năm 2022, cơ bản hoàn thành năm 2025 và hoàn thành đưa vào khai thác đồng bộ toàn dự án năm 2026.

Dự án đầu tư xây dựng đường bộ cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng dài 188,2 km, chia thành 4 dự án thành phần theo hình thức đầu tư công. Sơ bộ tổng mức đầu tư của dự án là 44.691 tỷ đồng.

Nghị quyết nêu rõ, chuẩn bị đầu tư, thực hiện dự án từ năm 2022, cơ bản hoàn thành một số đoạn tuyến có lưu lượng giao thông lớn năm 2025, cơ bản hoàn thành toàn tuyến năm 2026 và hoàn thành đưa vào khai thác đồng bộ toàn dự án năm 2027.

Cả ba dự án đều được áp dụng các cơ chế, chính sách đặc biệt, trong đó có nội dung được thực hiện theo quy định tại Điều 5 của Nghị quyết số 43/2022/QH15 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội.

 

 

(Theo: http://vietnambiz.vn/chot-dau-tu-cong-hon-84000-ty-dong-lam-ba-cao-toc-trong-diem-phia-nam-2022616143638346.htm)
Cùng chuyên mục

Ra mắt Galaxy Z Fold7 & Z Flip7, Samsung lật đổ định kiến về điện thoại gập

Samsung Galaxy Z Flip7: Siêu phẩm AI nhỏ gọn với màn hình FlexWindow tràn viền thế hệ mới

Gà Đông Tảo Hưng Yên – Nâng tầm giá trị thương hiệu nhờ kiểm soát chất lượng và Ứng dụng công nghệ nuôi hiện đại

Giá chỉ ngang Gluconate, nhưng hấp thu vượt trội hơn: Điều gì khiến viên Kẽm Amagain trở thành lựa chọn “đáng đồng tiền”?

SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ HƯNG YÊN ĐẨY MẠNH HỆ SINH THÁI KHỞI NGHIỆP ĐỔI MỚI SÁNG TẠO TẠI CƠ SỞ

Từ thợ hồ đến doanh nhân trẻ: Hành trình thay đổi số phận từ 1,2 triệu đồng.

Arte Mundi ngâm sàn gỗ trong nước tới 72h, kết quả ra sao?

ADORA là gì? Ý nghĩa của Thương hiệu Adora trong Sứ mệnh Làm Đẹp.

Nhiều cơ hội cho gạo đặc sản Việt Nam thâm nhập vào thị trường Bắc Âu

Góc nhìn chuyên gia: Đỉnh của lạm phát thường là đáy của chứng khoán, nhà đầu tư cần bình tâm rồi mùa xuân sẽ về