Mua nhà là một quyết định quan trọng, đòi hỏi nguồn vốn lớn và các bước chuẩn bị tài chính kỹ lưỡng. Trong bài viết sau đây, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu cách thức để chuẩn bị một kế hoạch tài chính mua nhà hiệu quả và toàn diện, và tiến gần hơn đến mục tiêu sở hữu căn nhà mơ ước.
1. 3 bước xây dựng lập kế hoạch tài chính mua nhà
Để lên kế hoạch tài chính mua nhà hiệu quả, bạn có thể thực hiện theo hướng dẫn gồm 3 bước dưới đây.
1.1. Bước 1: Lập ngân sách mua nhà
Phân tích tình hình tài chính cá nhân là bước đầu tiên khi bạn có dự định mua nhà trả góp. Những đánh giá chi tiết về dòng tiền đóng vai trò là cơ sở dữ liệu quan trọng giúp bạn lựa chọn mức ngân sách mua nhà phù hợp với khả năng chi trả của bản thân.
Bạn cần xem xét nhiều khía cạnh như: Số vốn/tài sản bạn có, số vốn có thể huy động, mức thu nhập, số nợ hiện tại,... và tổng hợp vào một bảng hoặc biểu đồ để tiện theo dõi, đánh giá.
Ngoài ra, chi phí để làm hồ sơ vay vốn ngân hàng cũng được điều chỉnh về mức hợp lý nhằm hỗ trợ người dân tiếp cận nguồn vốn dễ dàng hơn.
Phân tích tình hình tài chính cá nhân là bước đầu tiên khi bạn có dự định mua nhà trả góp
Để đánh giá tình hình tài chính cá nhân một cách toàn diện, bạn có thể tham khảo những cách thức sau:
-
Giữ lại các hóa đơn chi tiêu cho các chi phí cố định để dự trù trước các khoản chênh lệch.
-
Ghi chép các khoản chi tiêu để thường xuyên có sự điều chỉnh hợp lý.
-
Liệt kê tất cả các khoản thu từ các nguồn thu nhập.
1.2. Bước 2: Xác định mục tiêu mua nhà cụ thể
Từ mức ngân sách đã đặt ra ở bước 1, bạn hãy bắt đầu tìm hiểu để chọn ra căn nhà phù hợp. Việc có được hình dung cụ thể về ngôi nhà tương lai sẽ giúp bạn ước tính chính xác các chi phí cần chuẩn bị và thời gian cần thiết để hoàn thành kế hoạch tích lũy.
Để có thể xác định ngôi nhà như ý, bạn nên cân nhắc kỹ các yếu tố sau với khả năng tài chính của mình:
-
Giá cả (Giá trị căn nhà trên hợp đồng)
-
Loại hình nhà (Chung cư, nhà đất, biệt thự,...)
-
Hiện trạng nhà (Cũ, mới, chưa khởi công,...)
-
Vị trí địa lý (Nội thành, ngoại thành, nông thôn,...)
-
Tiện ích khu vực (Trường học, cơ sở y tế, siêu thị,...)
-
Tình trạng pháp lý (Sổ đỏ, sổ hồng, quyền sở hữu,..)
Để tìm được ngôi nhà ưng ý và phù hợp với nhu cầu, bạn có thể áp dụng 2 cách sau:
-
Huy động vốn từ các mối quan hệ cá nhân như bạn bè, đồng nghiệp và họ hàng,...
-
Sử dụng Internet để tiếp cận những thông tin mới nhất về chủ đề mua bán bất động sản đồng thời dễ dàng so sánh giá cả trên thị trường.
1.3. Bước 3: Lên kế hoạch chi tiêu chi tiết
Qua 2 bước chuẩn bị trên, bạn sẽ kết luận được hiện tại mình đáp ứng bao nhiêu phần trăm giá trị căn nhà, còn thiếu bao nhiêu để từ đó tính toán và cân nhắc những chi phí cố định và chi phí phát sinh rồi lên một bản kế hoạch chi tiêu hợp lý trong dài hạn.
Trong kế hoạch chi tiêu của bạn nên có những yếu tố cơ bản sau:
-
Phần trăm cố định từ tiền lương/thu nhập hàng tháng được trích định kỳ vào tài khoản tiết kiệm.
-
Các chi phí không cần thiết có thể cắt giảm
-
Các khoản thu nhập không cố định
-
Các chính sách hỗ trợ người dân mua nhà từ Chính phủ và các sản phẩm vay mua nhà từ Ngân hàng có thể áp dụng để đẩy nhanh tốc độ đạt được mục tiêu mua nhà.
Kế hoạch chi tiêu hợp lý trong dài hạn sẽ dẫn bạn đến gần hơn với mục tiêu tiết kiệm để mua nhà
Để lên được kế hoạch tổng quan từ những con số trên, bạn nên tự trả lời những câu hỏi sau đây:
-
Hiện tại số tiền bạn không dùng tới mỗi tháng là bao nhiêu?
-
Khoản chi tiêu nào cắt giảm đi mà không ảnh hưởng quá nhiều đến nếp sinh hoạt?
-
Bạn có khả năng tăng thêm thu nhập được khoảng bao nhiêu? Và bằng hình thức nào
-
Với số tiền dư ra mỗi tháng như vậy, sau bao lâu bạn có thể trả đủ giá trị căn nhà?
2. Tại sao nên vay ngân hàng để mua nhà ?
Trả lời: Vay ngân hàng tiêu dùng là lựa chọn phù hợp nhất nếu bạn chưa tích lũy đủ toàn bộ giá trị căn nhà nhưng muốn rút ngắn thời gian sở hữu căn nhà trong mơ. Ngoài ra, bạn nên tận dụng các sản phẩm vay ngân hàng để mua nhà vì những lý do sau:
-
Lãi suất ngân hàng giảm mạnh: Trong năm 2024, các ngân hàng đều thực hiện chính sách giảm lãi suất và bổ sung nhiều chế độ, chương trình ưu đãi. Cụ thể, trong 1 - 2 năm đầu tiên, lãi suất vay vốn ngân hàng thường cố định từ 5 - 10.5%/năm, tùy ngân hàng. Sau 1 - 2 năm vay, lãi suất thả nổi theo thị trường ở mức 8 - 13%/năm.
-
Luôn có gói vay ưu đãi: Khách hàng mua nhà trả góp luôn được hưởng những lợi ích như lãi suất vay ưu đãi, thời hạn vay cao (có thể lên tới 35 năm), hình thức vay linh hoạt,...
-
Điều kiện vay đơn giản: Ngân hàng coi nhà ở là tài sản đảm bảo tốt cho các khoản vay mua nhà nên điều kiện để mua nhà trả góp cũng đơn giản hơn so với các khoản vay khác. Bạn có thể tham khảo điều kiện vay ngân hàng mua nhà để tiện đánh giá nhu cầu vay của bản thân.
Bài viết trên đã đem đến những kiến thức cần có về cách lập một kế hoạch tài chính để mua nhà. Bằng cách đánh giá kỹ lưỡng cho từng bước trong kế hoạch mua nhà của mình, hi vọng bạn có thể đưa ra quyết định mua nhà sáng suốt và sớm sở hữu cho mình những ngôi nhà mơ ước.