Kinh doanh

Nữ tỷ phú Ấn Độ từ chối lời mời giảng dạy tại Stanford và Johns Hopkins, xây dựng thành công startup edtech lớn nhất thế giới

Hai năm đại dịch COVID-19 đã tạo điều kiện để các công ty về edtech phát triển khi học sinh thường xuyên học online.

Hai năm qua chứng kiến sự vươn lên mạnh mẽ của gã khổng lồ edtech (công nghệ giáo dịch) Byju’s của Ấn Độ. Khi học sinh chuyển sang học trực tuyến, doanh số của Byju’s cũng tăng nhanh. Một vòng gọi vốn mới thành công vào tháng 3 đã nâng giá trị Byju’s lên 22 tỷ USD, theo Forbes.

Giờ đây, công ty có trụ sở tại Bangalore đang sẵn sàng cho sự bình thường mới. Các trường học đã mở cửa trở lại, áp lực từ lạm phát cũng khiến phụ huynh cân nhắc trong việc chi tiết để học online. “Hoàn toàn không có chỗ cho sự tự mãn. Chúng tôi hướng tới sự phát triển lâu dài”, Co-founder Byju’s, Divya Gokulnath, 36 tuổi, chia sẻ.

0x0-20220615113641372.jpg?width=700

Divya Gokulnath, Co-founder startup Byju's. (Ảnh: Forbes).

Byju’s đang nỗ lực để bổ sung vào các dịch vụ cốt lõi của mình trong K-12, học phí và luyện thi. Startup này đã thu về ít nhất 2,6 tỷ USD kể từ đầu năm 2021, được các nhà đầu tư lớn trên thế giới như được Blackstone, UBS và quỹ có chủ quyền ADQ của Abu Dhabi rót vốn.

Mới nhất, công ty con của Byju’s là Great Learning đã mua lại tổ chức Northwest Executive Education của Singapore với giá ước tính 100 triệu USD. Bản thân Great Learning cũng đã được Byju’s mua lại vào tháng 7 năm ngoái với giá 600 triệu USD.

Byju’s cũng đã đầu tư ước tính 100 triệu USD cho ứng dụng học toán GeoGebra của Áo vào tháng 12/2021. “Chúng tôi không chi tiêu hoang phí chỉ vì có nhiều vốn. Chúng tôi đang xem xét đến việc đi sâu rộng hơn, với nhiều sản phẩm và nhiều thị trường mới”, bà Gokulnath cho biết. Hiện bà cùng chồng mình là Byju Raveendran, CEO Byju’s đang nắm giữ khối tài sản ròng trị giá 3,6 tỷ USD.

Byju’s đang tăng cường sự hiện diện của mình ở Mỹ và đẩy mạnh vào thị trường Trung Đông. Byju’s cũng là nhà tài trợ chính thức của FIFA World Cup 2022 sẽ được tổ chức tại Qatar cuối năm nay.

Công ty cũng đang nhắm đến việc IPO trong năm tới, ở Ấn Độ hoặc ở Mỹ. “Vẫn còn quá sớm để nói về điều này. Chúng tôi đang khám phá cả hai lộ trình”, bà Gokulnath cho biết. Một số chuyên gia đã đưa ra gợi ý về việc sáp nhập với một công ty ở Mỹ, qua đó có thể định giá công ty ở mức 40 tỷ USD.

“Câu hỏi đặt ra hiện nay là: “Liệu sự bùng nổ của edtech có đượcduy trì hay không? Và liệu Byju’s có thể chứng minh cho mức định giá khổng lồ này không? Họ cần làm nhiều điều hơn”, Ganesh Natarajan, chủ tịch nền tảng đầu tư 5F World cho biết.

Think & Learn, công ty mẹ của Byju’s đã báo cáo doanh thu hợp nhất năm tài chính 2020 là 24 tỷ rupee (325 triệu USD), tăng 82% so với năm trước. Công ty cũng công bố khoản lỗ ròng tăng thêm 2,6 tỷ rupee. Theo các nhà phân tích, lý do dẫn tới điều này là vì các khoản chi phí marketing và phát triển kinh doanh.

Dù vậy, Gokulnath không lo lắng, cho biết công ty dự kiến ​​doanh thu sẽ tăng gấp ba lần trong năm tài chính 2021. Theo một báo cáo năm 2021 của RBSA Advisors, giá thị trường edtech Ấn Độ dự kiến ​​sẽ tăng gần gấp 10 lần trong thập kỷ tới, lên 30 tỷ USD vào năm 2032, được thúc đẩy bởi sự phát triển của internet, smartphone cũng như các sáng kiến của chính phủ.

Ấn Độ là một phần của thị trường edtech toàn cầu trị giá 106 tỷ USD được dự đoán sẽ đạt tốc độ tăng trưởng kép (CAGR) là 16,5% trong thập kỷ tới, công ty Grand View Research của Mỹ cho biết.

Từ chối lời mời giảng dạy tại các trường đại học danh tiếng

Gần 15 năm trước, Gokulnath thấy mình đứng trước hàng trăm sinh viên ở Bangalore, những người đã đăng ký một khóa học về lập luận bằng lời nói và logic. “Đó là một cảm giác phấn khích. Là một giáo viên, bạn cần có khả năng mang lại sự tò mò cho học sinh”, Gokulnath nhớ lại. Sau đó, cô nhận hợp đồng giảng dạy của Raveendran, người khi đó đang điều hành các lớp luyện thi.

Là con một, Gokulnath có niềm đam mê mãnh liệt với giáo dục, đặc biệt là toán học và sinh học. Cô lấy bằng kỹ sư về công nghệ sinh học từ một trường đại học ở Bangalore, sau đó quyết định học thạc sĩ ở Mỹ. Để chuẩn bị cho GRE, một kỳ thi tuyển sinh sau đại học, cô đã tham dự một lớp học toán do Raveendran phụ trách vào năm 2007, và gây ấn tượng mạnh.

“Anh ấy có một cách tiếp cận thông thường đối với toán học. Đó là thứ mà tôi chưa từng thấy trước đây”, cô chia sẻ. Sau một vài buổi học, Raveendran khuyến khích cô nên đứng dạy một lớp, nhưng Gokulnath cho rằng mình chưa có gì hơn những học sinh khác.

Gokulnath đã bắt đầu dạy học hơn khi chờ đợi phản hồi từ các chương trình sau đại học. Tuy nhiên, cô đã nhận được lời mời từ Đại học Stanford và Johns Hopkins, hai trong số những cơ sở giáo dục tốt nhất thế giới. Dù vậy, quyết định sau đó đã thay đổi cuộc đời Gokulnath.

Cô dành toàn thời gian cho Byju’s, trở thành một trong 8 nhân viên đầu tiên của công ty từ năm 2008. Raveendran và Gokulnath kết hôn một năm sau đó và vào năm 2011, họ đồng sáng lập Think & Learn, tung ra ứng dụng học tập cùng tên của Byju’s dành cho học sinh lớp 8-10 khoảng 4 năm sau đó.

Số lượng người dùng nhanh chóng tăng lên, đạt 35 triệu thành viên đăng ký và 2,8 người đăng ký trả phí vào năm 2019. Những con số này tăng gần gấp đôi trong năm 2020 và tăng thêm 80%, lên lần lượt là 115 triệu và 7,5 triệu vào thời điểm đầu năm nay. Các khóa học trực tuyến dành cho người đăng ký của Byju’s có giá khởi điểm 150 USD/năm.

Tuy nhiên, có nhiều câu hỏi được đặt ra, chẳng hạn như tính hiệu quả của việc học trực tuyến hay Byju’s sẽ giữ chân khách hàng bằng cách nào. "Trẻ em có đang thật sự học và hiểu hay không?" Pranav Kothari, CEO của Công ty Sáng kiến ​​Giáo dục có trụ sở tại Bangalore, một công ty đánh giá công nghệ giáo dục đặt ra câu hỏi.

Hơn nữa, Byju’s cũng phải đối mặt với những tác động của từ lạm phát. Ankur Bissen, đối tác cấp cao của công ty tư vấn Technopak có trụ sở tại Gurgaon, cho biết khi các trường học và cao đẳng mở cửa trở lại, việc bán hàng của Byju’s sẽ gặp khó.

Ngành công nghiệp edtech tại Ấn Độ đang có sự thay đổi. Một số startup nổi tiếng như Vedantu và Unaca-demy đã phải cắt giảm nhân sự. Tuy nhiên, Gokulnath nói rằng sẽ không để bất kỳ ai ra đi. Thay vào đó, startup này đã chuyển hướng sang một mô hình kết hợp làm “giai đoạn tiếp theo”.

Kể từ tháng 2, công ty đã mở 100 Trung tâm Học phí của Byju’S trên toàn quốc kết hợp cả học trong lớp và học trực tuyến. Công ty dự kiến ​​sẽ mở thêm 400 cơ sở nữa trong năm nay. Mục tiêu của Byju’s là thu hút một triệu học sinh từ lớp 4-10 và tuyển dụng 10.000 giáo viên, thu phí khoảng 50 USD/tháng/học sinh.

Gokulnath khẳng định đại dịch COVID-19 đã tạo điều kiện để thế giới có thể nhanh chóng tiếp cận với phương pháp học tập trong thời đại công nghệ số, đồng thời cho rằng edtech sẽ là một phần quan trọng của ngành giáo dục trong tương lai.

(Theo: http://vietnambiz.vn/nu-ty-phu-an-do-tu-choi-loi-moi-giang-day-tai-stanford-va-johns-hopkins-xay-dung-thanh-cong-startup-edtech-lon-nhat-the-gioi-2022615113749315.htm)
Cùng chuyên mục

Thỏa Sức Khám Phá Các Món Ngon Nổi Tiếng trong Kotra Chungbuk Flavor Fest 2024!

Nhiều cơ hội cho gạo đặc sản Việt Nam thâm nhập vào thị trường Bắc Âu

Góc nhìn chuyên gia: Đỉnh của lạm phát thường là đáy của chứng khoán, nhà đầu tư cần bình tâm rồi mùa xuân sẽ về

Quy hoạch hiệu quả, thúc đẩy logistics khu vực ĐBSCL phát triển

Kiểm soát hoạt động môi giới bất động sản

Nhận định chứng khoán phái sinh phiên 21/6: Lùi về vùng quanh 1.200 điểm để kiểm tra cung cầu

Giám đốc điều hành DHL: Giá cước vận chuyển container có thể không bao giờ giảm xuống mức trước đại dịch

HSG rớt 70% từ đỉnh, HPG mất 22% từ sau cảnh báo của Chủ tịch Trần Đình Long

Cổ phiếu tâm điểm 21/6: GVR, DHC, DXS

Công ty riêng của Chủ tịch Lê Phước Vũ đăng ký bán sạch 17,7 triệu cổ phiếu HSG khi giá giảm 70% từ đỉnh