Thị trường

Nhiều trở ngại khi nông sản lên sàn thương mại điện tử

PNO - Có khá nhiều trở ngại trong vấn đề tiêu thụ nông sản đã được nêu ra tại diễn đàn “Kết nối cung - cầu sản phẩm nông nghiệp lên sàn thương mại điện tử” tổ chức chiều 21/6 ở TPHCM.

 

wm_nhieu-tro-ngai-khi-nong-san-_90165585
TPHCM có 6 nhóm nông nghiệp chủ lực, trong đó có những mặt hàng đem lại giá trị xuất khẩu cao

Tại diễn đàn, ông Nguyễn Thanh Hải - Đại diện Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn TPHCM - cho biết: Hiện thành phố có 27 sản phẩm (SP) được công nhận SP OCOP (Quyết định số 490/QĐ-TTg ngày 7/5/2018 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án Chương trình mỗi xã một SP, gọi tắt là chương trình OCOP). Với sáu nhóm SP nông nghiệp chủ lực, dự kiến từ năm 2021 - 2025 thành phố có 86 SP tiềm năng để tham gia chương trình OCOP. Trong kế hoạch đảm bảo đầu ra của các SP này, việc đổi mới phương thức tiêu thụ nông sản gắn với thương mại điện tử (TMĐT) xuyên biên giới, chuyển đổi số… được thành phố rất coi trọng.

Tuy nhiên, ông Nguyễn Thanh Hải cho rằng, việc tiếp cận giữa doanh nghiệp (DN) nông nghiệp với các thị trường tiềm năng thông qua TMĐT còn nhiều rào cản, vấn đề kết nối cung cầu trong sản xuất nông nghiệp còn nhiều bất cập. Cụ thể như yêu cầu chủ thể OCOP phải có tư cách pháp nhân gây trở ngại cho nông dân muốn tham gia chương trình vì họ không có tư cách pháp nhân. SP OCOP phải có nguồn gốc, nguyên liệu từ địa phương, trong khi vùng nguyên liệu nông nghiệp tại thành phố đang có xu hướng thu hẹp dần…

avw.php?zoneid=32&cb=INSERT_RANDOM_NUMBE

“Các DN đã đủ năng lực cạnh tranh thì không tham gia chương trình OCOP, trong khi nhiều hợp tác xã nông nghiệp do nông dân tự liên kết có nhu cầu nhưng năng lực cạnh tranh thấp do thiếu vốn, công nghệ sản xuất lạc hậu. Nhiều vấn đề khác nữa như khả năng thâm nhập thị trường, mẫu mã SP, bảo vệ thương hiệu của SP nông nghiệp…”, ông Nguyễn Thanh Hải nói. 

Ông Huỳnh Thái Hòa - Đại diện Alibaba tại Việt Nam - cho biết: Việt Nam đang có 2,8 triệu nhà bán hàng trên sàn Alibaba. Top 10 quốc gia mua hàng Việt nhiều nhất qua sàn TMĐT này đều là những thị trường lớn như Mỹ, Ấn Độ, Anh, Đức, Brazil… Nhóm ngành hàng bán chạy nhất trên sàn này là nông sản, đồ uống, đồ gia dụng, quần áo - may mặc, đồ điện tử, đồ gỗ, nội thất, trang sức, quà tặng… Điểm yếu của các nhà bán hàng Việt Nam là hạn chế về ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng Anh. Trong khi hầu hết người mua hàng đều sử dụng ngôn ngữ này để tìm kiếm nguồn hàng và giao dịch mua bán…

“50%+ là tốc độ tăng trưởng hằng năm của lưu lượng người mua hàng quốc tế tìm đến nhà bán hàng Việt Nam. Trên Alibaba, mỗi nhà cung cấp thực phẩm và đồ uống trung bình gặp khoảng 15 người mua hàng tiềm năng mỗi ngày. DN cần lưu ý kinh doanh online rất quan trọng khâu tương tác, khi người mua nhắn tin hỏi thì bên bán phải luôn có người trực trả lời khách ngay. Chi phí tham gia bán hàng trên Alibaba từ 50 - 250 triệu đồng/năm”, ông Huỳnh Thái Hòa cho hay.

Một số DN vừa và nhỏ cho rằng mức phí bán hàng trên sàn Alibaba là khá cao. Về vấn đề này, ông Huỳnh Thái Hòa cho biết Alibaba sẽ hỗ trợ giảm 5 - 10% phí cho DN vừa và nhỏ; đồng thời hỗ trợ đào tạo, giúp DN có thể tiếp cận được nhiều khách hàng hơn. 

Nguyễn Cẩm

 

 

Cùng chuyên mục

Công ty Cổ phần sơn PETROS Việt Nam vinh dự đạt danh hiệu Chứng nhận Xanh ASIA”S GREEN GROWTH BUSINESS INDEX 2024

Giá thịt, trứng tiếp tục tăng mạnh

Giá xăng, dầu giảm hơn 3.000 đồng/lít

Thị trường vàng "lệch pha", người mua chịu thiệt

Nhận diện các thủ đoạn lừa đảo nhắm tới người mua hàng online

Cẩn trọng khi chọn mua sản phẩm chống muỗi

Vải thiều không hạt cháy hàng

Việt Nam xuất 6.230 tấn thịt, nhập về 235.320 tấn

Du lịch MICE của TPHCM đủ sức hút khách quốc tế

Giá USD tăng mạnh